Địa chỉ: 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội Mở của : Thứ 2 đến Chủ Nhật || 8h:00 - 20h:30 || Liên hệ : 0969 668 152
Tư vấn miến phí tư vấn 0969 668 152 click tư vấn trực tuyến Hoặc để lại số điện thoại
chúng tôi sẽ gọi lại
Đặt hẹn trực tuyến

Hẹp bao quy đầu ở trẻ và những điều mẹ cần biết

Theo nghiên cứu, có khoảng 98% bé trai mắc hẹp bao quy đầu. Đây là tình trạng phổ biến và thường sẽ hết khi trưởng thành. Tuy nhiên, vẫn còn một vài trường hợp trẻ bị hẹp bao quy đầu và có hiện tượng sưng đỏ, viêm nhiễm. Do đó, việc sớm nhận biết trẻ bị hẹp bao quy đầu là rất quan trọng giúp cha mẹ chuẩn bị cho trẻ.

                                    Biểu hiện hẹp bao quy đầu ở trẻ

Hẹp bao quy đầu ở trẻ em là gì? Hình ảnh trẻ bị hẹp bao quy đầu

Hẹp bao quy đầu ở trẻ em là tình trạng lớp bao da quy đầu bó chặt lấy quy đầu dương vật khiến cho dương vật không thể tụt xuống ngay cả khi cương cứng.

Nguyên nhân hẹp bao quy đầu ở trẻ em là do sinh lý và bệnh lý:

Nguyên nhân sinh lý

Đa số bé trai vừa chào đời đều mắc hẹp bao quy đầu. Nguyên nhân là do lúc này, bao quy đầu của trẻ chưa có sự phân tách với đầu dương vật. Khi đó, chúng sẽ đảm nhận vai trò bảo vệ đầu dương vật khỏi những tác động từ bên ngoài có khả năng làm tổn thương đến dương vật.

Theo thời gian, trẻ lớn dần lên, lớp da bao quy đầu sẽ từ từ phân tách với đầu dương vật, tụt xuống dễ dàng khi “cậu nhỏ” cương cứng. Trường hợp này cha mẹ không cần quá lo lắng.

Nguyên nhân bệnh lý

Ngoài nguyên nhân sinh lý, trẻ còn bị hẹp bao quy đầu do bệnh lý. Cụ thể, tình trạng viêm nhiễm ở phần đầu dương vật gây sẹo xơ khiến cho lớp bao da quy đầu dính chặt lấy phần đầu dương vật. Tình trạng này hiếm gặp ở trẻ hơn.

Dưới đây là hình ảnh hẹp bao quy đầu ở trẻ.

                Nguyên nhân gây hẹp bao quy đầu ở trẻ

Hẹp bao quy đầu có phải bẩm sinh không?

Hẹp bao quy đầu có phải bẩm sinh không chắc hẳn là nỗi băn khoăn của nhiều người.

Như đã chia sẻ ở trên, hẹp bao quy đầu sinh lý thường xảy ra ở bé trai vừa chào đời và chiếm khoảng 98% hiện nay. Việc bé trai gặp phải tình trạng hẹp bao quy đầu là hoàn toàn bình thường nhằm bảo vệ phần đầu dương vật khỏi tổn thương từ bên ngoài.

Theo quá trình phát triển tự nhiên, dương vật sẽ phát triển về kích thước, to và dài ra, vùng da quanh dương vật bắt đầu giãn ra khiến cho bao quy đầu tách dần khỏi quy đầu. Và khi dương vật cương cứng thì nó có thể lộn xuống một cách tự nhiên. Theo kết quả nghiên cứu, tình trạng bao da quy đầu có thể tuột xuống ở trẻ 1 tuổi chiếm 50%, 90% ở trẻ 3 tuổi và 99% ở trẻ 17 tuổi.

Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng ở tuổi dậy thì, thậm chí là đến khi trưởng thành vẫn xảy ra tình trạng hẹp bao quy đầu. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chức năng sinh lý nam.

Vậy hẹp bao quy đầu có phải bẩm sinh không? Từ những thông tin trên, có thể nói hẹp bao quy đầu là bẩm sinh.

Trẻ bị hẹp bao quy đầu phải làm sao?

Khi nhận thấy bé bị hẹp bao quy đầu, cha mẹ nên cần chú ý những điều dưới đây nhằm ngăn chặn nguy cơ viêm nhiễm. Từ đó tránh tình trạng hẹp bao quy đầu bệnh lý. Cụ thể:

  • Không cố gắng tuột bao quy đầu khi trẻ dưới 1 tuổi
  • Với trẻ sơ sinh thì cần thay tã thường xuyên, tránh hăm tã, gây kích ứng da. Bởi có thể gây viêm nhiễm bao quy đầu
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục mỗi ngày, sau khi đại, tiểu tiện hay khi tắm
  • Khi tuột bao quy đầu xuống thì nên kết hợp với thuốc và kéo nhẹ nhàng
  • Không nên cố gắng tuột mạnh bao quy đầu. Điều này có thể làm rách, chảy máu bao quy đầu. Từ đó dễ khiến các tác nhân có hại xâm nhập gây viêm nhiễm
  • Khi bao quy đầu của bé có thể lộn xuống thì rửa sạch bên trong và lau khô
  • Khi trẻ lớn hơn thì hướng dẫn trẻ vệ sinh “em trai”
  • Cha mẹ cũng cần thường xuyên chú ý bộ phận sinh dục của con xem có những triệu chứng bất thường nào không.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám hẹp bao quy đầu

Hẹp bao quy đầu ở trẻ em thường không gây đau đớn. Nếu trẻ không có các triệu chứng lạ, đi tiểu bình thường, đầu dương vật không sưng đỏ thì cha mẹ không cần quá lo lắng.

Nhưng khi trẻ qua 4 tuổi mà bao quy đầu vẫn chưa lột khỏi đầu dương vật thì nên đưa đi khám. Ngoài ra, một số triệu chứng bất thường mà cha mẹ cần chú ý:

  • Dương vật bị ngứa, đỏ và sưng
  • Bao quy đầu có dấu hiệu sưng phồng mỗi khi đi tiểu
  • Tiểu khó, mỗi khi đi tiểu đều phải rặn tới mức đỏ tía tai, tia nước tiểu nhỏ
  • Dùng tay kéo bao da quy đầu vẫn không nhìn thấy lỗ tiểu

Khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu trên thì cha mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và điều trị.

Có nên tự khám hẹp bao quy đầu tại nhà cho trẻ sau 4 tuổi?

Hẹp bao quy đầu ở trẻ em có thể là do sinh lý hoặc bệnh lý. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều nguy hại. Do đó, cha mẹ nên theo dõi và cho trẻ đi kiểm tra khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường ở bao quy đầu.

Khám hẹp bao quy đầu cần phải được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn. Do đó mà cha mẹ không nên tự khám hẹp bao quy đầu tại nhà cho trẻ sau 4 tuổi. Thay vào đó, hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.

Tác giả: BS. Tạ Thị Hồng Duyên

Trình độ: Bác sĩ chuyên nghành Sản Phụ Khoa. Tôi đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong việc khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh trong lĩnh vực sản phụ khoa và bệnh xã hội lây nhiễm.
Tư vấn miến phí tư vấn 0969 668 152 click tư vấn trực tuyến Hoặc để lại số điện thoại
chúng tôi sẽ gọi lại
Phương tiện cá nhân

Khi tới 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội sẽ có bảo về an ninh hướng dẫn vị trí để xe

Hướng dẫn chỉ đường
Di chuyển bằng xe bus
21A 21B 25 26 28 35 44 51

Điểm dừng tại số 101 A2 Tập thể Trung Tự - Phạm Ngọc Thạch, đi bộ sang đường Xã Đàn và tới số 152

Chi tiết các tuyến bus
Đặt hẹn Điện thoại Tư vấn