Bệnh lậu và mức độ nguy hiểm nếu không chữa
Bệnh lậu là một trong những bệnh xã hội thường gặp, biểu hiện đa dạng, dễ bị bỏ qua. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho bệnh lậu thường được chữa trị chậm trễ. Chủ động tìm hiểu thông tin về bệnh lậu là cách tốt nhất để bạn có thể phòng tránh bệnh có hiệu quả.
Định nghĩa về bệnh lậu
Bệnh lậu do song cầu lậu khuẩn có tên khoa học là Neisseria gonorrhea gây ra. Vi khuẩn lậu có thể sinh sôi nảy nở nhanh trong môi trường thuận lợi nhất ở bộ phận sinh dục như cổ tử cung, miệng niệu đạo, tuyến Bartholin, tuyến skene….( ở nữ giới); niệu đạo, tuyến tiền liệt, tinh hoàn, mào tinh hoàn của bộ phận sinh dục nam. Vi khuẩn cũng có thể phát triển ở miệng, họng….( nếu quan hệ tình dục với người mắc bệnh qua những con đường này)
Biểu hiện bệnh lậu theo từng giai đoạn
Sau khi có quan hệ không an toàn với những đối tượng có vi khuẩn lậu khoảng 2-6 ngày (có người đến vài tuần) người bệnh sẽ xuất hiện các biểu hiện cấp tính đầu tiên. Nếu như trong giai đoạn cấp tính không được chữa trị hoặc chữa trị không đúng cách bệnh có thể chuyển sang mãn tính.
- Biểu hiện bệnh lậu cấp tính: chủ yếu là cảm giác khó tiểu, tiểu đau, nóng buốt, xuất hiện mủ ở miệng sáo (nam giới), tiết dịch âm đạo có mủ, có mùi hôi ( nữ giới) Ở nam giới biểu hiện thường rầm rộ dễ nhận biết hơn. Ở nữ giới những biểu hiện hiện thường không điển hình, họ cũng có tình trạng xuất hiện dịch mủ, tuy nhiên, thông thường âm đạo của chị em cũng luôn tiết dịch và những dịch mủ này khiến chị em nhầm tưởng là những viêm nhiễm phụ khoa nên thường bị bỏ qua. Họ chỉ đi khám khi phát hiện hoặc nghi ngờ bạn tình của mình có bệnh hoặc do tình cờ đi khám phụ khoa.
- Biểu hiện bệnh lậu mãn tính: những biểu hiện bệnh lậu thường nhẹ hơn và thành các đợt tái phát lặp đi lặp lại. Người bệnh vẫn có những biểu hiện tiểu buốt, khó và còn kèm theo biểu hiện đau lưng.
Hậu quả và biến chứng bệnh của bệnh lậu
Bệnh lậu nếu không đực chữa trị có thể chuyển từ lậu cấp tính sang mãn tinh, khiến cho việc chữa trị khó khăn hơn. Vi khuẩn gây bệnh lậu có thể lan từ bộ phận này sang bộ phận khác đi đến đâu chúng gây ra những ảnh hưởng đến đó. Ở nam giới có thể gây viêm ống dẫn tinh, viêm tinh hoàn –mào tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt,…
Ở nữ giới có thể gây viêm tuyến Bartholin, viêm niệu đạo, viêm hố chậu (viêm cổ tử cung, tử cung, vòi trứng gây tắc nghẽn vòi trứng),…đối với phụ nữ mang thai nếu không chữa trị có thể lây sang trẻ trong khi sinh thường gây lậu mắt, mù lòa Biến chứng của bệnh lậu có thể dẫn đên vô sinh – hiếm muộn. Ngoài ra, khi bệnh lậu không được khám chữa kịp thời có thể tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như giang mai, sùi mào gà, thậm chí cả HIV,..
Phương pháp điều trị bệnh lậu
Phương pháp điều trị bệnh lậu hiệu quả nhất đó là dùng phác đồ kháng sinh đặc trị vi khuẩn lậu. Thông thường bác sĩ sẽ chọn những loại kháng sinh có độ nhạy cảm cao để tránh tình trạng kháng khuẩn từ đó có thể mang lại hiệu quả trong điều trị. Một số loại kháng sinh dùng trong phác đồ chữa lậu đã được Tổ chưc Y tế Thế giới lựa chọn.
Tuy nhiên, người bệnh cũng cần chú ý rằng, hiện tại một số loại kháng sinh đã bị lậu cầu khuẩn kháng thuốc, do đó trong quá trình điều trị cần phải tuân thủ những chỉ định của bác sĩ, dùng thuốc đúng và đủ liều.
Trên đây là thông tin mà Y Tế Quốc Tế Việt chia sẻ đến các bạn về bệnh lậu. Mong rằng bài viết giúp ích được cho các bạn. Cám ơn mọi người đã theo dõi.
Tác giả: BS. Tạ Thị Hồng Duyên
Trình độ: Bác sĩ chuyên nghành Sản Phụ Khoa.
Tôi đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong việc khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh trong lĩnh vực sản phụ khoa và bệnh xã hội lây nhiễm.