Xoắn tinh hoàn ở trẻ – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Xoắn tinh hoàn là tình trạng có thể gặp ở bất cứ trẻ nào. Vì thế tìm hiểu những kiến thức về bệnh sẽ giúp cha mẹ chủ động phòng tránh và xử lý khi trẻ nhỏ mắc phải. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về tình trạng này. Cùng theo dõi ngay sau đây

Bệnh xoắn tinh hoàn ở trẻ là thế nào?

Xoắn tinh hoàn ở trẻ em là một vấn đề bệnh lý cấp tính liên quan đến mạch máu và thừng tinh bị xoắn quanh trục khiến máu vận chuyển đến tinh hoàn bị gián đoạn. Tình trạng này khiến tinh hoàn bị tổn thương, thiếu máu cục bộ. Nếu không điều trị nhanh chóng bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ. 

Xoăn tinh hoàn có thể xảy ra ở 1 hoặc 2 bên tinh hoàn với những biểu hiện như đau đớn dữ dội, dương vật bị tím. Ở trẻ em, xoắn tinh hoàn có thể xảy ra ở giai đoạn sơ sinh hoặc trước tuổi dậy thì. 

Xoắn tinh hoàn ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân xoắn tinh hoàn ở trẻ em

Nguồn gốc sâu xa của bệnh xoắn tinh hoàn ở trẻ nhỏ là thừng tinh bị xoắn quanh trục. Các vòng xoắn khi đạt đến giới hạn sẽ khiến lưu lượng máu đến động mạch và tĩnh mạch bị cản trở và gây ra thiếu máu tại tinh hoàn, đồng thời các cơ quan sinh sản cũng chịu áp lực nặng nề. Hiện nay, nguyên nhân chính xác của xoắn tinh hoàn ở trẻ em vẫn chưa được xác định nhưng có thể do những lý do sau: 

Triệu chứng xoắn tinh hoàn ở trẻ em

Xoắn tinh hoàn có thể xảy ra ở nhiều đối tượng trẻ nhỏ nhưng những trẻ từ 10 tuổi trở lên, trẻ nhỏ có bố hoặc anh em trai cũng bị xoắn tinh hoàn, hoặc trẻ đang lớn trong tử cung của mẹ là những trường hợp dễ bị xoắn tinh hoàn nhất.

Khi bị xoắn tinh hoàn, biểu hiện đầu tiên trẻ dễ gặp phải nhất chính là đau bìu dữ dội, vùng bìu sưng đỏ. Phần lớn các trường hợp bị xoắn tinh hoàn đều xuất hiện đột ngột và biến mất nhanh chóng nhưng cũng có trường hợp tình trạng đau đớn kéo dài.

Triệu chứng xoắn tinh hoàn xuất hiện dồn dập hay thưa phụ thuộc vào việc tinh hoàn xoắn một vòng hay nhiều vòng. Một số dấu hiệu phổ biến có thể kể đến như:

Biến chứng của xoắn tinh hoàn ở trẻ nhỏ

Xoắn tinh hoàn nói chung và xoắn tinh hoàn ở trẻ nhỏ nói riêng nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến các mô lành dẫn bị chết, hoại từ và buộc phải cắt bỏ tinh hoàn. Trường hợp nặng, xoắn tinh hoàn có thể gây ra nhiễm trùng máu và làm trẻ không còn khả năng sinh sản trong tương lại.

Dấu hiệu xoắn tinh hoàn

Phương pháp chẩn đoán xoắn tinh hoàn ở trẻ nhỏ

Hiện nay để chẩn đoán xoắn tinh hoàn ở trẻ nhỏ bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán theo các phương pháp như:

Điều trị xoắn tinh hoàn ở trẻ nhỏ

Xoắn tinh hoàn ở trẻ nhỏ là trường hợp cấp cứu ngoại khoa cần được tiến hành càng nhanh càng tốt, như vậy sẽ hạn chế được các biến chứng nguy hiểm, mang lại kết quả điều trị cao hơn. Một số phương pháp hiện đang được áp dụng phổ biến như: 

Điều trị xoắn tinh hoàn

Biện pháp phòng ngừa xoắn tinh hoàn ở trẻ em

Phòng ngừa xoắn tinh hoàn ở trẻ nhỏ không thể thực hiện tuyệt đối, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh. Đối với trẻ chuẩn bị bước vào giai đoạn tuổi dậy thì thì cha mẹ cần trang bị một số đồ bảo hộ cho con trẻ khi chơi thể thao để hạn chế tối đa chấn thương. Đồng thời khi nhận thấy những bất thường ở trẻ thì bố mẹ cần mau chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị, tránh biến chứng nguy hiểm.

Xoắn tinh hoàn ở trẻ nhỏ là tình trạng nam khoa cần được tiến hành càng sớm càng tốt. Vì thế khi thấy những dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần mau chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

Tham khảo thêm: Viêm tinh hoàn có gây vô sinh không

Tác giả: