Địa chỉ: 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội Mở của : Thứ 2 đến Chủ Nhật || 8h:00 - 20h:30 || Liên hệ : 0969 668 152
Tư vấn miến phí tư vấn 0969 668 152 click tư vấn trực tuyến Hoặc để lại số điện thoại
chúng tôi sẽ gọi lại
Đặt hẹn trực tuyến

Xoắn tinh hoàn ở trẻ – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Xoắn tinh hoàn là tình trạng có thể gặp ở bất cứ trẻ nào. Vì thế tìm hiểu những kiến thức về bệnh sẽ giúp cha mẹ chủ động phòng tránh và xử lý khi trẻ nhỏ mắc phải. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về tình trạng này. Cùng theo dõi ngay sau đây

Bệnh xoắn tinh hoàn ở trẻ là thế nào?

Xoắn tinh hoàn ở trẻ em là một vấn đề bệnh lý cấp tính liên quan đến mạch máu và thừng tinh bị xoắn quanh trục khiến máu vận chuyển đến tinh hoàn bị gián đoạn. Tình trạng này khiến tinh hoàn bị tổn thương, thiếu máu cục bộ. Nếu không điều trị nhanh chóng bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ. 

Xoăn tinh hoàn có thể xảy ra ở 1 hoặc 2 bên tinh hoàn với những biểu hiện như đau đớn dữ dội, dương vật bị tím. Ở trẻ em, xoắn tinh hoàn có thể xảy ra ở giai đoạn sơ sinh hoặc trước tuổi dậy thì. 

xoan-tinh-hoan-o-tre-nho
Xoắn tinh hoàn ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân xoắn tinh hoàn ở trẻ em

Nguồn gốc sâu xa của bệnh xoắn tinh hoàn ở trẻ nhỏ là thừng tinh bị xoắn quanh trục. Các vòng xoắn khi đạt đến giới hạn sẽ khiến lưu lượng máu đến động mạch và tĩnh mạch bị cản trở và gây ra thiếu máu tại tinh hoàn, đồng thời các cơ quan sinh sản cũng chịu áp lực nặng nề. Hiện nay, nguyên nhân chính xác của xoắn tinh hoàn ở trẻ em vẫn chưa được xác định nhưng có thể do những lý do sau: 

  • Dị dạng quả chuông: Nếu tinh hoàn bị treo tự do trong bìu mà không có mô cố định thường rất dễ bị xoắn. Đây là dị tật thường gặp và có thể xảy ra ở 2 bên tinh hoàn.
  • Cơ thể thay đổi trước tuổi dậy thì: Theo nhiều nghiên cứu, trẻ em khi bước vào giai đoạn dậy thì thường có tỉ lệ bị xoắn tinh hoàn cao. Nguyên nhân chủ yếu là do nồng độ testosterone thay đổi đột ngột khiến các cơ quan sinh sản tăng thể tích và khối lượng. Điều này có thể khiến tinh hoàn dễ bị xoắn hơn. Ngoài ra, độ cứng của thừng tinh hoặc những lực cản tự nhiên trong tinh hoàn có thể làm hạn chế góc quay và dễ dẫn đến xoắn tinh hoàn. 
  • Bất thường tại tinh hoàn: như tinh hoàn ẩn, tinh hoàn nằm ngang, dị thường ở mào tinh hoàn… cũng có thể khiến tinh hoàn bị xoắn.
  • Hoạt động mạnh: Những hoạt động mạnh hoặc chấn thương trong chơi thể thao cũng khiến tinh hoàn có xu hướng dễ bị xoắn.
  • Thời tiết lạnh: Nhiệt độ thấp khiến cơ bìu bị co thắt và tăng nguy cơ bị xoắn tinh hoàn.
  • Dính mô bìu: Ở trẻ sơ sinh, khi màng bọc thành bìu chưa bám chắc vào các mô bên ngoài thì thường bị xoắn tinh hoàn. Dạng xoắn này có thể xảy ra ở cả 2 bên.

nguyen-nhan-xoan-tinh-hoan-o-tre

Triệu chứng xoắn tinh hoàn ở trẻ em

Xoắn tinh hoàn có thể xảy ra ở nhiều đối tượng trẻ nhỏ nhưng những trẻ từ 10 tuổi trở lên, trẻ nhỏ có bố hoặc anh em trai cũng bị xoắn tinh hoàn, hoặc trẻ đang lớn trong tử cung của mẹ là những trường hợp dễ bị xoắn tinh hoàn nhất.

Khi bị xoắn tinh hoàn, biểu hiện đầu tiên trẻ dễ gặp phải nhất chính là đau bìu dữ dội, vùng bìu sưng đỏ. Phần lớn các trường hợp bị xoắn tinh hoàn đều xuất hiện đột ngột và biến mất nhanh chóng nhưng cũng có trường hợp tình trạng đau đớn kéo dài.

Triệu chứng xoắn tinh hoàn xuất hiện dồn dập hay thưa phụ thuộc vào việc tinh hoàn xoắn một vòng hay nhiều vòng. Một số dấu hiệu phổ biến có thể kể đến như:

  • Bìu sưng tím, đau dữ dội
  • Cơn đau xuất hiện ở cả khu vực háng
  • Có cảm giác buồn nôn hoặc nôn

Biến chứng của xoắn tinh hoàn ở trẻ nhỏ

Xoắn tinh hoàn nói chung và xoắn tinh hoàn ở trẻ nhỏ nói riêng nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến các mô lành dẫn bị chết, hoại từ và buộc phải cắt bỏ tinh hoàn. Trường hợp nặng, xoắn tinh hoàn có thể gây ra nhiễm trùng máu và làm trẻ không còn khả năng sinh sản trong tương lại.

bieu-hien-xoan-tinh-hoan-o-tre
Dấu hiệu xoắn tinh hoàn

Phương pháp chẩn đoán xoắn tinh hoàn ở trẻ nhỏ

Hiện nay để chẩn đoán xoắn tinh hoàn ở trẻ nhỏ bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán theo các phương pháp như:

  • Kiểm tra thể chất: Xoắn tinh hoàn ở trẻ nhỏ bác sĩ sẽ kiểm tra các dấu hiệu gặp phải và thử phản xạ ở cơ bìu.
  • Kiểm tra nước tiểu: Một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm nước tiểu với mục đích loại trừ nguyên nhân liên quan đến nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Siêu âm doppler: Là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất trong chẩn đoán xoắn tinh hoàn ở trẻ. Nếu không thấy tín hiệu doppler trong nhu mô thì nghĩa là thừng tinh bị xoắn. Phương pháp này có độ nhạy là 88% và độ đặc hiệu lên tới 90%.

Điều trị xoắn tinh hoàn ở trẻ nhỏ

Xoắn tinh hoàn ở trẻ nhỏ là trường hợp cấp cứu ngoại khoa cần được tiến hành càng nhanh càng tốt, như vậy sẽ hạn chế được các biến chứng nguy hiểm, mang lại kết quả điều trị cao hơn. Một số phương pháp hiện đang được áp dụng phổ biến như: 

  • Tháo xoắn thủ công: Phương pháp này giúp dòng chảy của máu được ổn định. Phương pháp này là lựa chọn tốt nhất cho đến khi có thể tiến hành phẫu thuật. Nếu tháo xoắn đúng kỹ thuật thì các cơn đau cũng dần được cải thiện ngay lập tức. Theo nhiều nghiên cứu, phương pháp này có tỉ lệ thành công ở trẻ nhỏ tuyệt đối. Tuy nhiên thực tế, phương pháp này có thể gặp một số khó khăn khi không tiên lượng được tinh hoàn xoắn theo hướng nào. Nếu cố gắng thực hiện có thể khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
  • Phẫu thuật: Phẫu thuật tháo xoắn tinh hoàn ở trẻ sơ sinh còn gặp nhiều tranh cãi nhưng đối với trẻ đã bước vào tuổi dậy thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật orchiopexy. Ở thanh thiếu niên, cũng sẽ dùng phương thức phẫu thuật orchiopexy. Trong trường hợp bệnh nghiêm trọng sẽ buộc phải cắt bỏ tinh hoàn.
dieu-tri-xoan-tinh-hoan-o-tre-em
Điều trị xoắn tinh hoàn

Biện pháp phòng ngừa xoắn tinh hoàn ở trẻ em

Phòng ngừa xoắn tinh hoàn ở trẻ nhỏ không thể thực hiện tuyệt đối, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh. Đối với trẻ chuẩn bị bước vào giai đoạn tuổi dậy thì thì cha mẹ cần trang bị một số đồ bảo hộ cho con trẻ khi chơi thể thao để hạn chế tối đa chấn thương. Đồng thời khi nhận thấy những bất thường ở trẻ thì bố mẹ cần mau chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị, tránh biến chứng nguy hiểm.

Xoắn tinh hoàn ở trẻ nhỏ là tình trạng nam khoa cần được tiến hành càng sớm càng tốt. Vì thế khi thấy những dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần mau chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

Tham khảo thêm: Viêm tinh hoàn có gây vô sinh không

Tác giả: tran vy

Tư vấn miến phí tư vấn 0969 668 152 click tư vấn trực tuyến Hoặc để lại số điện thoại
chúng tôi sẽ gọi lại
Phương tiện cá nhân

Khi tới 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội sẽ có bảo về an ninh hướng dẫn vị trí để xe

Hướng dẫn chỉ đường
Di chuyển bằng xe bus
21A 21B 25 26 28 35 44 51

Điểm dừng tại số 101 A2 Tập thể Trung Tự - Phạm Ngọc Thạch, đi bộ sang đường Xã Đàn và tới số 152

Chi tiết các tuyến bus
Đặt hẹn Điện thoại Tư vấn