Viêm tinh hoàn ở trẻ em – Những điều bố mẹ cần biết
Viêm tinh hoàn ở trẻ em là một trong những vấn đề được cha mẹ quan tâm. Bởi sức đề kháng của trẻ còn yếu, các triệu chứng bệnh trong giai đoạn đầu thường mờ nhạt, khiến trẻ khó nhận biết và thông báo với cha mẹ. Nhiều trường hợp đến thăm khám khi bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn nặng, khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Vậy dấu hiệu viêm tinh hoàn ở trẻ em là gì? Điều trị bệnh bằng phương pháp nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên.
Viêm tinh hoàn ở trẻ em là gì?
Viêm tinh hoàn là tình trạng viêm nhiễm ở tinh hoàn do vi khuẩn, virus có hại xâm nhập và gây viêm nhiễm. Tác nhân gây hại thường cư trú trong niệu đạo, khi chúng gặp điều kiện thuận lời, chúng sinh sôi, phát triển và di chuyển ngược dòng theo ống dẫn tinh tới tinh hoàn, phát triển và gây viêm nhiễm tại cơ quan này.
Viêm tinh hoàn ở trẻ em không hiếm gặp, thường chỉ xuất hiện viêm nhiễm ở một trong hai tinh hoàn. Do trẻ nhỏ chưa biết cách giữ gìn vệ sinh và chăm sóc vùng kín đúng cách nên tác nhân gây hại có cơ hội xâm nhập và gây viêm tinh hoàn.
Tinh hoàn có vai trò sản xuất hormone sinh dục nam và sản xuất ra tinh trùng. Khi tinh hoàn bị viêm nhiễm sẽ ảnh hưởng đến chức năng sản xuất tinh trùng, làm suy giảm chất lượng và số lượng tinh binh, từ đó tác động xấu đến khả năng sinh sản về sau của trẻ.
Vì thế, cha mẹ cần quan tâm đến vệ sinh vùng kín của con trẻ để sớm phát hiện cũng như đưa trẻ thăm khám và điều trị kịp thời.
Dấu hiệu viêm tinh hoàn ở trẻ em
Viêm tinh hoàn ở trẻ em tiến triển từ mức độ nặng đến nhẹ. Trong quá trình vệ sinh hoặc tắm rửa cho trẻ, cha mẹ nên quan sát cẩn thận để nhận biết các triệu chứng của viêm tinh hoàn:
- Da bìu bao bên ngoài tinh hoàn đỏ, sưng tấy: Cha mẹ có thể nhận biết triệu chứng viêm tinh hoàn bằng việc quan sát lớp da bao quanh bìu. Thông thường, viêm tinh hoàn thường xuất hiện ở một hoặc cả hai bên tinh hoàn. Nếu một trong hai bên tinh hoàn của trẻ to hơn bên còn lại, sưng, đỏ tấy thì rất có thể bé bị viêm tinh hoàn.
- Tinh hoàn cứng và sưng đau: Trong quá trình vệ sinh vùng kín, cha mẹ sờ thấy tinh hoàn cứng, rắn, trẻ kêu đau, khóc không cho cha mẹ chạm vào.
- Trẻ đi tiểu nhiều lần, nước tiểu bất thường: Khi bị viêm tinh hoàn, trẻ đi tiểu nhiều lần trong ngày, nước tiểu đục, có mùi khai nồng, đôi khi xuất hiện dịch mủ hoặc máu.
- Sốt, mệt mỏi, lười ăn, ít vận động
Nếu trẻ có các biểu hiện, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân. Từ đó, bác sĩ hỗ trợ điều trị kịp thời, tránh để biến chứng ảnh hưởng về sau.
Nguyên nhân gây viêm tinh hoàn ở trẻ nhỏ
Vệ sinh không sạch sẽ
Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng viêm tinh hoàn. Các chất bẩn ứ đọng, tích tụ tại vùng kín tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus xâm nhập và gây viêm bao quy đầu, viêm niệu đạo. Sau đó, vui khuẩn sẽ di chuyển đến tinh hoàn và gây viêm nhiễm tại cơ quan này.
Trẻ nhỏ chưa biết cách vệ sinh bộ phận sinh dục đúng cách vì thế cha mẹ cần hướng dẫn trẻ chăm sóc vùng kín mỗi ngày để phòng tránh bệnh viêm nhiễm.
Hẹp bao quy đầu
Theo thống kê, khoảng 90% trẻ em nam có bao quy đầu bị hẹp bẩm sinh. Khi trẻ lớn lên, thường sau 4-5 năm, bao quy đầu sẽ tự tuột xuống được khi cơ quan sinh dục phát triển. Tuy nhiên, một số trường hợp bị hẹp bao quy đầu cho đến tuổi dậy thì. Hẹp bao quy đầu không chỉ khiến vệ sinh khó khăn hơn mà các chất cặn bã dễ ứ đọng, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm phát triển và gây viêm nhiễm.
Nếu không được xử lý tích cực, tác nhân gây hại sẽ sinh sôi phát triển và lây nhiễm cơ quan sinh dục, gây viêm niệu đạo, viêm ống dẫn tinh và viêm tinh hoàn…
Biến chứng của bệnh quai bị
Quai bị (bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus quai bị gây nên. Khi virus xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ không ngừng sinh sôi, phát triển và lây lan sang những cơ quan khác, trong đó có tinh hoàn. Khi xâm nhập vào tinh hoàn, virus gây viêm nhiễm, khiến các tế bào sinh tinh bị tổn thương, gây xơ teo tinh hoàn. Đây là biến chứng nguy hiểm của bệnh quai bị, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau của người bệnh.
Cơ quan sinh dục bị tổn thương
Trẻ nhỏ thường hiếu động và nghịch ngợm. Trong quá trình vui chơi, chạy nhảy, trẻ có thể bị ngã hoặc gặp những chấn thương tại vùng kín, khiến tinh hoàn bị trầy xước hoặc tổn thương, khiến tinh hoàn bị viêm nhiễm.
Ảnh hưởng của bệnh lý khác
Một số bệnh viêm nhiễm cơ quan sinh dục như: viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang nếu không điều trị đúng cách có thể biến chứng viêm tinh hoàn ở trẻ.
Điều trị viêm tinh hoàn ở trẻ
Viêm tinh hoàn ở trẻ có thể điều trị khỏi nếu phát hiện sớm và điều trị tích cực. Dựa trên mức độ viêm nhiễm nặng hay nhẹ, tình trạng sức khỏe của trẻ, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Viêm tinh hoàn ở trẻ em được điều trị bằng cách ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh và làm giảm triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Phương pháp điều trị viêm tinh hoàn phổ biến nhất là điều trị nội khoa bằng thuốc uống.
- Điều trị bằng thuốc
Viêm tinh hoàn do vi khuẩn, virus gây nên, do đó bác sĩ sẽ dùng thuốc kháng sinh để tiêu diệt tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chống viêm và giảm đau để giảm cảm giác đau nhức, khó chịu do bệnh gây nên.
Việc dùng thuốc điều trị bệnh cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng. Cha mẹ không được lạm dụng thuốc hoặc tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà bởi có thể làm bệnh diễn biến nặng hoặc khiến trẻ gặp một số tác dụng phụ không mong muốn.
- Điều trị bằng kỹ thuật CRS
Kỹ thuật CRS là kỳ thuật tiên tiến và hiện đại hàng đầu hiện nay được ứng dụng trong điều trị viêm tinh hoàn ở trẻ em. Phương pháp này được áp dụng để đưa thuốc vào vị trí vi khuẩn trú ngụ bằng các tần sóng khác nhau, nhờ đó, các tác nhân gây hại bị tiêu diệt triệt để.
Phương pháp này có ưu điểm là tác động trực tiếp vùng viêm nhiễm, phù hợp với trẻ nhỏ không thể dùng kháng sinh toàn thân.
- Điều trị bằng phương pháp nâng đỡ
Phương pháp nâng đỡ được ứng dụng phổ biến giúp cố định tinh hoàn, sau đó kết hợp chườm lạnh và sử dụng thuốc kháng sinh để ức chế viêm nhiễm, giảm triệu chứng khó chịu của bệnh.
Dù điều trị viêm tinh hoàn bằng phương pháp nào, cha mẹ và trẻ cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, hãy lựa chọn cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh.
Viêm tinh hoàn ở trẻ nhỏ nếu không điều trị sớm và đúng cách sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và khả năng sinh sản về sau. Do đó, cha mẹ cần quan sát cẩn thận vùng kín của trẻ trong quá trình tắm rửa hàng ngày, đồng thời nhắc trẻ thông báo ngay với cha mẹ khi thấy cơ thể khó chịu.
Nếu còn điều gì thắc mắc, bạn hãy đặt câu hỏi [TẠI ĐÂY], hoặc gọi đến Hotline: 0969.668.152 để được chuyên gia Nam khoa hàng đầu giải đáp miễn phí.
Tham khảo thêm: Teo tinh hoàn có chữa được không?