Địa chỉ: 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội Mở của : Thứ 2 đến Chủ Nhật || 8h:00 - 20h:30 || Liên hệ : 0969 668 152
Tư vấn miến phí tư vấn 0969 668 152 click tư vấn trực tuyến Hoặc để lại số điện thoại
chúng tôi sẽ gọi lại
Đặt hẹn trực tuyến

Lạc nội mạc tử cung ở tầng sinh môn là gì?

Lạc nội mạc tử cung ở tầng sinh môn là tình trạng các tế bào lạc nội mạc tử cung nằm tại tầng sinh môn do thủ thuật cắt tầng sinh môn khi sinh con qua ngả âm đạo hoặc sinh mổ. Các lạc nội mạc tử cung này dần phát triển to lên và gây ra những triệu chứng phiền toái, như đau dữ dội trong các chu kỳ kinh.

Tỷ lệ mắc lạc nội mạc tử cung ở tầng sinh môn do tế bào lạc nội mạc tử cung di chuyển trong quá trình cắt khâu tầng sinh môn lên đến 0.01%.

Tùy thuộc vào từng vị trí của lạc nội mạc và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bệnh nhân có thể xuất hiện một số triệu chứng như: thống kinh, đau bụng, đau vùng chậu,…

Lạc nội mạc tử cung có thể gây ra những triệu chứng và biến chứng nguy hiểmLạc nội mạc tử cung

Biến chứng có thể gặp

Bệnh lạc nội mạc tử cung ở tầng sinh môn cần được phát hiện và điều trị sớm để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm. Bệnh có thể dẫn đến các biến chứng như:

  • Tổn thương buồng trứng, ống dẫn trứng;
  • Vô sinh ở phụ nữ;
  • U nang buồng trứng, dính buồng trứng;
  • Các vấn đề về bàng quang, ruột…

Bên cạnh các biến chứng gây ra do bệnh lạc nội mạc tử cung, phẫu thuật bóc tách lạc nội mạc tử cung ở tầng sinh môn có thể kéo theo những biến chứng sau:

  • Nhiễm trùng vết mổ;
  • Xuất huyết nhẹ;
  • Bầm tím các khu vực quanh vết mổ;
  • Xuất huyết nghiêm trọng trong vùng bụng;
  • Xuất hiện các cục máu đông ở chân hoặc phổi (huyết khối tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi);
  • Rủi ro trong phẫu thuật gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác: lủng tử cung, ruột, bàng quang,…

Do đó, khi có các dấu hiệu mắc bệnh, chị em cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe. Trong trường hợp bạn được chẩn đoán mắc lạc nội mạc tử cung, cần được tư vấn chi tiết với bác sĩ về tiền sử bệnh và các rủi ro có thể xảy ra để có phương án điều trị phù hợp.

Cách điều trị lạc nội mạc tử cung ở tầng sinh môn

Không có cách đặc trị lạc nội mạc tử cung ở tầng sinh môn. Đa số các phương pháp điều trị đều hướng đến mục tiêu làm suy giảm các triệu chứng, giảm đau, ức chế sự phát triển của các tế bào này, đồng thời hỗ trợ sinh sản đối với những trường hợp bệnh phát triển có xu hướng gây vô sinh. Do đó tùy từng trường hợp của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp.

Lạc nội mạc tử cung tại tầng sinh môn cần được phát hiện và điều trị sớm

Thông thường, các phương pháp điều trị được chia làm 2 loại: điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật.

Một số phương pháp điều trị nội khoa như dùng thuốc, hormone. Các phương pháp này hoạt động theo cơ chế bổ sung hormone progesterone, ức chế sản sinh estrogen trong cơ thể. Từ đó, bệnh nhân có thể giảm nhẹ các triệu chứng và làm chậm quá trình phát triển của bệnh.

Bên cạnh mục tiêu loại bỏ sự phát triển của lạc nội mạc tử cung, phẫu thuật lạc nội mạc tử cung giúp bệnh nhân bảo tồn được khả năng sinh sản.

Trong một số trường hợp các lạc nội mạc tử cung phát triển nhanh, nghiêm trọng, bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện cắt bỏ tử cung trên cơ sở người bệnh đã có đủ con. Khi thực hiện phương pháp này, bệnh nhân không còn khả năng mang thai.

Bóc tách lạc nội mạc tử cung ở tầng sinh môn

Phẫu thuật bóc tách lạc nội mạc tử cung là giải pháp cho những chị em phụ nữ mắc lạc nội mạc tử cung vẫn muốn sinh con nhưng các phương pháp điều trị nội tiết không còn tác dụng.

Các trường hợp được chỉ định

Bóc tách nội mạc tử cung ở tầng sinh môn thường được chỉ định khi lạc nội mạc tử cung gây đau, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt vợ chồng và các hoạt động sinh hoạt hằng ngày.

Các trường hợp chống chỉ định

  • Lạc nội mạc tử cung có kích thước quá nhỏ, không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hằng ngày;
  • Bệnh nhân đang gặp các vấn đề về máu, nhiễm trùng;
  • Bệnh nhân đang mang thai.

Quy trình phẫu thuật lạc nội mạc tử cung ở tầng sinh môn

Chuẩn bị

Khi có quyết định thực hiện phẫu thuật bóc tách lạc nội mạc tử cung ở tầng sinh môn, bệnh nhân sẽ được khám tổng quát và thực hiện một số kiểm tra chuyên khoa để kiểm tra tình trạng sức khỏe và đảm bảo bệnh nhân không nằm trong các trường hợp chống chỉ định.

Bác sĩ hỏi về các tiền sử bệnh và tư vấn về yếu tố rủi ro và biến chứng trước khi thực hiện phẫu thuật bóc bỏ lạc nội mạc tử cung

Sau khi chắc chắn bệnh nhân đạt đủ điều kiện để thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ tư vấn chi tiết về kỹ thuật, quy trình và những rủi ro, biến chứng có thể xảy ra trong quá trình thực hiện và sau phẫu thuật.

Cuối cùng, bệnh nhân sẽ được vệ sinh tại chỗ. Thông thường các bác sĩ sẽ khuyến cáo bệnh nhân thực hiện phẫu thuật bóc tách sau khoảng 1 tuần tính từ lúc bác sĩ tư vấn cụ thể về phương pháp này.

Tiến hành

Phẫu thuật bóc tách lạc nội mạc tử cung tại tầng sinh môn được thực hiện theo quy trình sau:

  • Sau khi bệnh nhân sạch kinh 1 tuần, khả năng đông máu trở về bình thường, nguy cơ nhiễm trùng thấp, dễ liền các vết thương, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật bóc tách lạc nội mạc.
  • Tiêm thuốc gây tê hoặc tiền mê.
  • Thực hiện phẫu thuật trong phòng mổ, đảm bảo vô trùng, đặc biệt trong trường hợp lạc nội mạc tử cung nằm sâu trong các lớp cơ mông, đáy chậu hoặc trực tràng.
  • Sát khuẩn khu vực âm đạo, âm đạo và tầng sinh môn.
  • Tiến hành trải khăn vô khuẩn.
  • Bắt đầu rạch trên da của bệnh nhân một vết cắt ngang hoặc dọc có kích thước vừa đủ để bóc nang, vết cắt này tùy thuộc vào vị trí của lạc nội mạc của tử cung và hạn chế sẹo xấu cho bệnh nhân.
  • Bóc tách vỏ nang xuống tận đáy bằng kéo phẫu thuật, thao tác này cần được thực hiện cẩn thận, tránh làm vỡ nang.
  • Kẹp cuống nang ở phần đáy bằng kìm, lưu ý, hạn chế gây chảy máu.
  • Sau khi bóc tách lạc nội mạc tử cung thành công, bệnh nhân được khâu cầm máu kỹ cuống khối lạc nội mạc tử cung và thành của nang.
  • Khâu đáy và tổ chức dưới da một hoặc hai lớp tùy thuộc vào mức độ tổn thương.
  • Không đóng da băng chỉ tự tiêu hoặc không tiêu, vết khâu này có thể là mũi liền hoặc mũi rời.
  • Tiến hành sát khuẩn vết mổ.
  • Băng cẩn thận vết mổ.
  • Thay bằng và cắt chỉ.

Theo dõi và chăm sóc sau khi kết thúc phẫu thuật

Sau khi kết thúc phẫu thuật bóc tách lạc nội mạc tử cung ở tầng sinh môn, chị em cần chú ý chăm sóc sức khỏe và đảm bảo vệ sinh vết mổ cẩn thận, sạch sẽ. Thông thường, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh vệ sinh khu vực tầng sinh môn 2 lần/ngày, lau khô sau khi đi vệ sinh. Người bệnh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, nghỉ ngơi hợp lý và bắt đầu vận động nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ để vết mổ nhanh hồi phục.

Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng sức khỏe bệnh nhân và khôi phục của vết mổ. Trong một số trường hợp, vết mổ bị bầm tím, có dấu hiệu sưng đỏ, xuất huyết, bị viêm, nhiễm trùng, trực tràng bị tổn thương, xuất hiện phân và niêm mạc đỏ,… bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ để được kiểm tra và có giải pháp xử lý kịp thời

Câu hỏi thường gặp

1. Sau khi mổ bóc tách lạc nội mạc tử cung bao lâu thì hết đau?

Lạc nội mạc tử cung ở tầng sinh môn là tình trạng các mô lạc nội mạc tử cung nằm tại tầng sinh môn. Các mô này vẫn tiếp tục phát triển, lớn dần và gây đau theo chu kỳ kinh nguyệt. Khi thực hiện bóc tách lạc nội mạc tử cung, các mô lạc nội mạc được đưa ra khỏi cơ thể, do đó các vị trí này sẽ không xuất hiện các triệu chứng như trước, những cơn đau tức đột ngột, theo chu kỳ kinh cũng giảm nhẹ và vết mổ cũng sẽ tự lành lại sau khoảng 6 đến 8 tuần. Tuy nhiên, cơn đau có thể tái phải theo thời gian. Nhiều nghiên cứu cho thấy có đến 20% phụ nữ sau phẫu thuật cần thực hiện kết hợp các biện pháp y tế khác để giảm đau.

2. Kỳ kinh nguyệt có ảnh hưởng đến vết mổ không?

Trong kỳ kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ dễ bị nhiễm trùng, tốc độ lành vết thương chậm hơn nên các phẫu thuật được thường được thực hiện sau khi sạch kinh 1 tuần. Lúc này, cơ thể chị em đã trở lại bình thường.

Sau khi thực hiện phẫu thuật, bệnh nhân cần chăm sóc sức khỏe cẩn thận, giữ vết thương khô thoáng, sạch sẽ để tránh nguy cơ nhiễm trùng và xuất hiện các biến chứng nguy hiểm. Trong một số trường hợp, vết mổ xuất hiện tình trạng đau nhức trong kỳ kinh nguyệt, bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ phụ trách để được xử lý kịp thời.

3. Có nên tạm ngừng kinh nguyệt để vết thương lành hẳn?

Các mô lạc nội mạc tử cung phát triển và gây đau theo chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, sau khi thực hiện phẫu thuật, các mô này đã được đưa ra ngoài. Do đó, bệnh nhân không cần thực hiện các biện pháp tạm ngừng kinh nguyệt trong thời gian vết mổ liền lại. Thay vào đó, bệnh nhân cần thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ, chăm sóc sức khỏe và vết mổ cẩn thận để cơ thể nhanh chóng khôi phục. Bác sĩ có thể kê cho bạn một vài đơn thuốc để giảm đau và vết thương nhanh lành lại.

4. Sau khi thực hiện phẫu thuật có thể mang thai được không?

Phụ nữ sau khi thực hiện phẫu thuật bóc tách lạc nội mạc tử cung vẫn có khả năng mang thai. Tuy nhiên, tỷ lệ tái phát của bệnh lạc nội mạc và tỷ lệ mang thai ngoài tử cung cao. Chị em cần tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ và thông báo cho bác sĩ khi có kế hoạch mang thai để được tư vấn và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện trong thai kỳ, giảm thiểu rủi ro khi mang thai.

Lạc nội mạc tử cung ở tầng sinh môn là một trong những căn bệnh phụ khoa phổ biến. Bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm để ngăn chặn các nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là vô sinh.

Các chuyên gia khuyến cáo chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/ lần để theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân. Ngoài ra, khi xuất hiện các triệu chứng bất thường như khí hư bất thường, xuất huyết âm đạo, đau vùng kín, ngứa rát hoặc sưng vùng kín, đau bụng đột ngột, dai dẳng,… chị em cần đến bệnh viện kiểm tra để đảm bảo an toàn sức khỏe.

 

Tác giả: BS. Tạ Thị Hồng Duyên

Trình độ: Bác sĩ chuyên nghành Sản Phụ Khoa.
Tôi đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong việc khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh trong lĩnh vực sản phụ khoa và bệnh xã hội lây nhiễm.

Tư vấn miến phí tư vấn 0969 668 152 click tư vấn trực tuyến Hoặc để lại số điện thoại
chúng tôi sẽ gọi lại
Phương tiện cá nhân

Khi tới 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội sẽ có bảo về an ninh hướng dẫn vị trí để xe

Hướng dẫn chỉ đường
Di chuyển bằng xe bus
21A 21B 25 26 28 35 44 51

Điểm dừng tại số 101 A2 Tập thể Trung Tự - Phạm Ngọc Thạch, đi bộ sang đường Xã Đàn và tới số 152

Chi tiết các tuyến bus
Đặt hẹn Điện thoại Tư vấn